Từ thiện thời 4.0: Xu hướng quyên góp bằng tiền điện tử tăng tới 1.082% tại Mỹ

09:19 21/02/2022

Fidelity Charity - tổ chức từ thiện lớn nhất nước Mỹ, đã nhận được tới 331 triệu USD tài sản kỹ thuật số chỉ trong riêng năm 2021.

Khi tiền điện tử bùng nổ vào năm ngoái và giúp các nhà đầu tư trở nên giàu có thì số lượng quà tặng từ thiện bằng tiền kỹ thuật số cũng tăng theo. 

The Giving Block, một công ty khởi nghiệp giúp các tổ chức phi lợi nhuận chấp nhận và gây quỹ bằng bitcoin hoặc các tài sản kỹ thuật số khác, ghi nhận lượng quà tặng bằng tiền điện tử tăng tới 16 lần lên 69,6 triệu USD trong năm 2021. Người đồng sáng lập tổ chức Alex Wilson hy vọng con số đó sẽ tăng trở lại vào năm 2022, ngay cả khi giá tiền điện tử không tăng vọt như năm ngoái.

Các ưu đãi thuế là một trong những nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người quyên góp bằng tiền điện tử. Ảnh: GettyImages.

Các ưu đãi thuế là một trong những nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người quyên góp bằng tiền điện tử. Ảnh: GettyImages.

Theo báo cáo công bố ngày 15 tháng 2, Fidelity Charity - tổ chức từ thiện lớn nhất ở Mỹ, đã nhận được 331 triệu USD tài sản kỹ thuật số vào năm ngoái thông qua quỹ do các nhà tài trợ tư vấn (DAF: nơi người quyên góp được hưởng khấu trừ thuế ngay lập tức nhưng vẫn giữ được quyền quyết định tiền quyên góp được phân phối như thế nào), tăng gần 12 lần so với 28 triệu USD trong năm 2020. Bitcoin chiếm 88% các khoản quyên góp tiền điện tử, tiếp theo là Ether với 11%.

Quỹ Fidelity Charity hiện sở hữu tổng tài sản khoảng 50 tỷ USD. Năm ngoái, 2/3 số tiền quyên góp cho Fidelity Charity là dưới dạng tài sản không dùng tiền mặt. Tổng số tiền đóng góp tăng vọt, lên tới 15,3 tỷ USD trong năm tài chính kết thúc vào tháng 6, tăng 43% so với giai đoạn 12 tháng trước đó. Nguồn đóng góp dồi dào giúp Fidelity Charity tăng cường hoạt động từ thiện. Các khoản tài trợ từ tổ chức này đã tăng 13% trong năm ngoái lên 10,3 tỷ USD. 

Jacob Pruitt, chủ tịch Fidelity Charity cho biết tổ chức đã thành lập một nhóm riêng chuyên về các tài sản phức tạp. Nhóm này đang cố gắng bán các khoản đóng góp bằng tiền ảo càng nhanh càng tốt do lo ngại về nguy cơ biến động giá. 

Fidelity Charity vượt qua Gates Foundation để trở thành quỹ DAF lớn nhất nước Mỹ vào năm 2019. Ảnh: Bitcoinist.

Fidelity Charity vượt qua Gates Foundation để trở thành quỹ DAF lớn nhất nước Mỹ vào năm 2019. Ảnh: Bitcoinist.

Việc chấp nhận quyên góp bằng tiền điện tử giúp các tổ chức DAF như Fidelity Charity nhận nhiều tiền hơn. Nguyên nhân bởi việc tặng tài sản không phải tiền mặt trực tiếp cho tổ chức từ thiện sẽ giúp cá nhân đóng góp được hưởng ưu đãi lớn về thuế. 

Theo Sở Thuế vụ Mỹ, người quyên góp có thể vừa khấu trừ giá trị món quà khỏi hóa đơn thuế, vừa tránh được thuế thu nhập đối với số tiền đầu tư tiền ảo. Một cuộc khảo sát của CNBC vào tháng 12 cho thấy rằng phần lớn tài sản của các triệu phú sinh ra từ năm 1980 - 2000 là tiền điện tử.

Việc DAF ngày càng phổ biến đang thu hút sự chú ý từ Quốc hội Mỹ. Nhiều nghị sĩ bày tỏ quan ngại rằng các khoản đóng góp đang nằm trong quỹ quá lâu, dẫn đến nguy cơ lách luật để né thuế.

Bản thân Fidelity Charity cũng nhận nhiều chỉ trích. Năm 2019, tổ chức này đã chính thức vượt qua Gates Foundation để trở thành quỹ DAF lớn nhất nước Mỹ. Mặc dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng tổ chức đã và đang âm thầm đóng góp cho các nhóm chống Đạo Hồi, người da đen, cộng đồng LGBTQ hay người nhập cư. 

Theo Bloomberg, nhiều tỷ phú như MacKenzie Scott và Jack Dorsey đã quyên góp từ thiện thông qua Fidelity Charity. Tuy nhiên, hầu hết người quyên góp cho tổ chức này không đến từ giới siêu giàu. Tổ chức có tới 175.000 người đóng góp với tài khoản ít hơn 25.000 USD. 

Vui lòng xem tiếp sau quảng cáo...
Tin cùng chuyên mục
Tin mới