"Khát" vốn, doanh nghiệp vừa và nhỏ đề xuất "nới" room tín dụng

17:59 17/08/2022

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Ban IV đã chỉ ra những lo ngại lớn của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ khi không có tiền trả lương và không có vốn để kinh doanh và đầu tư mới.

Nhiều khó khăn "bủa vây" doanh nghiệp

Mới đây, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) đã tổng hợp ý kiến, tình hình từ 16 tổ chức, hiệp hội trong nửa đầu tháng 8 về những khó khăn, thách thức liên quan đến quá trình phục hồi của doanh nghiệp.

Đứng đầu các khó khăn liên quan đến tài chính vẫn là thiếu vốn lưu động. “Do hậu quả của hơn hai năm đại dịch không có hoặc ít doanh thu, nhưng vẫn phải đảm bảo chi trả tiền nợ, lãi vay ngân hàng cùng các khoản khác để duy trì, vận hành doanh nghiệp ở mức độ tối thiểu”, Ban IV giải trình trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai trong danh sách là chi phí đầu vào cho sản xuất tăng cao.

Tỷ giá USD/VND đã tăng từ đầu năm và tăng mạnh thời gian gần đây do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất. Tỷ giá tăng làm tăng giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất đối với các doanh nghiệp nhập khẩu giao dịch bằng USD. Bên cạnh đó, việc giá nhiên liệu tăng cao do xung đột Nga-Ukraine kéo dài làm tăng áp lực lên chi phí vận tải và logistics vốn đã tăng rất cao trong hơn hai năm dịch, kéo theo sự tăng giá của một loạt mặt hàng.

Nhóm khó khăn thứ ba là, số lượng và lợi nhuận đơn hàng đầu ra sụt giảm.

Các hiệp hội thông tin, sự thắt chặt của điều kiện tài chính toàn cầu cộng với đứt gãy chuỗi cung ứng làm giảm triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, dẫn đến nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thấp đi rất nhiều ở hầu hết các thị trường.

Ngoài ra, việc đồng Việt Nam mạnh hơn tương đối so với những đồng tiền khác như Yen Nhật hay đồng tiền chung châu Âu (Euro) khiến cho các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu tại Liên minh châu Âu hay Nhật Bản chịu nhiều bất lợi do thu về những đồng tiền đang mất giá mạnh;

Nhóm thứ tư là khó khăn trong tiếp cận vốn vay. Theo Ban IV, hầu hết doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp tình trạng này.

Đứng trước nguy cơ phá sản

Thực tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh chiếm tới 95% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động của Việt Nam. Nếu không giải quyết vấn đề cho vay tín dụng thì các doanh nghiệp và hộ kinh doanh này sẽ có nguy cơ phá sản, bởi không có tiền trả lương cho người lao động, theo đó doanh nghiệp sẽ mất nguồn nhân lực. Ngoài ra, doanh nghiệp không có vốn để kinh doanh và đầu tư mới, không thể khắc phục được các hậu quả sau 2 năm Covid-19 vừa qua.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò như những doanh nghiệp vệ tinh, hỗ trợ cho các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong quá trình triển khai những dự án trọng điểm của đất nước. Do đó, việc cần thiết lúc này là phải có các biện pháp kiểm soát mức tăng lạm phát một cách hợp lý để nới room tín dụng, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ kinh doanh nói trên.

khat-von-doanh-nghiep-vua-va-nho-de-xuat-noi-room-tin-dung

Các doanh nghiệp đang đứng trước tình cảnh thiếu hụt nguồn vốn xoay sở, đối mặt với nguy cơ phá sản. (Ảnh minh họa)

"Nếu không sẽ xảy ra kịch bản trong năm tới là các doanh nghiệp này bị phá sản, không thể tồn tại được, kéo theo suy thoái kinh tế. Như vậy còn nguy hiểm hơn lạm phát” – Báo cáo của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân nêu rõ.

Từ các thực trạng khó khăn đã được nhận diện ở trên, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân và các hiệp hội doanh nghiệp đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các bộ, ngành liên quan cân nhắc để giải quyết khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp.

Cụ thể, đề xuất Chính phủ tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, phí, tín dụng, giao Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, mở rộng hỗ trợ nhằm giảm gánh nặng chi phí của doanh nghiệp trong quá trình phục hồi. Đẩy nhanh các gói hỗ trợ kinh tế bao gồm gói bù lãi suất bổ sung 40 nghìn tỷ, giải ngân gói đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trị giá 113.050 tỷ đồng, nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho phục hồi nền kinh tế.

Ngoài ra, đề xuất Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu phương án nâng “trần” tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng thương mại để ưu tiên thúc đẩy các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, đặc biệt là các lĩnh vực kinh doanh trọng điểm như du lịch, công nghiệp, xuất nhập khẩu, nông-lâm-thủy sản; bên cạnh mục tiêu kiểm soát kỹ lưỡng dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán.

Theo thống kê của Cục Đăng ký kinh doanh, trong 7 tháng đầu năm nay có 94.575 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn (56.014 doanh nghiệp, chiếm 59,2% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 7 tháng đầu năm nay).

Trong đó, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong 7 tháng đầu năm nay là 56.014 doanh nghiệp, tăng 39,2% so với cùng kỳ năm 2021. Phần lớn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong 7 tháng đầu năm nay có thời gian hoạt động ngắn (0-5 năm) với 27.516 doanh nghiệp (chiếm 49,1%), tập trung chủ yếu ở quy mô vốn 0-10 tỷ đồng với 50.260 doanh nghiệp (chiếm 89,7%, tăng 37,9% so với cùng kỳ năm 2021).

Trong 7 tháng đầu năm nay, số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể là 28.206 doanh nghiệp, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2021. So với cùng kỳ năm 2021, số lượng các doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể giảm ở 9/17 lĩnh vực và tập trung chủ yếu ở quy mô vốn 0-10 tỷ đồng với 24.890 doanh nghiệp (chiếm 88,2%, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2021).

Siết tín dụng sẽ làm giảm lực phục hồi của doanh nghiệp

Theo GS.Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng, tín dụng là kênh quan trọng để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp thời điểm này. Nếu hạn chế tín dụng giai đoạn này thì vô hình trung làm giảm lực phục hồi của doanh nghiệp, trong khi lúc này chiến lược của chúng ta là hỗ trợ họ hậu Covid-19.

"Chúng ta hạn chế tăng trưởng tín dụng, hạn chế chiến lược kích cầu thì sẽ gây khó cho nền kinh tế", ông Cường nói và cho rằng, không thể để tăng trưởng tín dụng một cách quá nóng và ồ ạt, vẫn phải kiểm soát có hiệu quả.

Thực tế, room tín dụng "nóng" lên nhiều thời gian gần đây khi nhiều ngân hàng dùng hết hạn mức, doanh nghiệp và người đi vay "nháo nhào" vì thiếu vốn. Lãnh đạo một ngân hàng cho biết, họ đã dùng gần hết room tín dụng 7% được cấp từ đầu năm, tức là bản thân có muốn cho vay cũng khó.

Theo tìm hiểu, sau khi giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng, sau nửa năm Ngân hàng Nhà nước sẽ họp, xem xét và có điều chỉnh chỉ tiêu này theo tình hình kinh tế. Vừa qua, hầu hết các ngân hàng đều kiến nghị được nới room tín dụng để cung cấp vốn cho doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi hậu Covid-19. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có động thái nào. Điều này khiến nhiều khách hàng phải "bùi ngùi" chờ đợi hoặc nhận được lời từ chối thẳng thừng. 

Vui lòng xem tiếp sau quảng cáo...
Tin cùng chuyên mục
  • Vinfast ưu đãi lớn cho khách hàng mua xe máy trong...

    Vinfast ưu đãi lớn cho khách hàng mua xe máy trong quý II
    Nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn 30/4 - 1/5 và 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), VinFast công bố triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt “Khuyến mãi Tưng bừng - Đón mừng Đại lễ” dành cho toàn bộ khách hàng mua xe máy điện kể từ ngày 27/04 đến 30/06/2024.
  • Sở hữu bộ ba kết nối “bộ - không - thủy”...

    Sở hữu bộ ba kết nối “bộ - không - thủy” có 1-0-2, Vinhomes Royal Island tạo cơn địa chấn mới
    Vinhomes Royal Island vừa tạo ra cơn địa chấn mới trên thị trường bất động sản bằng màn ra mắt ấn tượng, hé lộ những tiện ích thượng lưu lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Sức hút đặc biệt của Thành phố đảo Hoàng Gia còn đến từ địa thế độc tôn cùng khả năng kết nối vượt trội.
  • VF 5 Plus thắng áp đảo với giải thưởng kép...

    VF 5 Plus thắng áp đảo với giải thưởng kép “Xe của năm” 2024
    Chi phí sử dụng kinh tế hơn hẳn xe xăng cùng phân khúc trong khi vượt trội từ thiết kế tới trang bị tiện nghi, công nghệ là những lý do giúp VF 5 Plus giành 2 chiến thắng áp đảo tại giải thưởng “Xe của năm”.
  • Tài sản truyền đời tại “đảo thượng...

    Tài sản truyền đời tại “đảo thượng lưu” gây sốt cho giới tinh hoa
    Bên cạnh những món đồ xa xỉ quý hiếm, giới tinh hoa cũng coi việc tìm kiếm, sở hữu những bất động sản hạng sang, độc bản là chìa khóa để khẳng định. Đó cũng là cách mà Vinhomes tạo nên sức hút cho Thành phố Đảo Hoàng Gia (Vũ Yên, Hải Phòng) khi kiến tạo tại đây những “tài sản truyền đời” độc đáo.
  • Điều ít người biết về “siêu tiện ích”...

    Điều ít người biết về “siêu tiện ích” bãi tắm nước biển riêng tại Vinhomes Royal Island
    Bộ sưu tập tiện ích thượng lưu, trong đó có bãi tắm nước biển riêng sau nhà đã biến Vinhomes Royal Island trở thành “thỏi nam châm” trên thị trường BĐS đầu năm, thu hút giới đầu tư, khách hàng trong nước và quốc tế, đặc biệt là những người đề cao giá trị sống độc bản.
  • VinFast, Xanh SM liên tục 'vẽ đường', có nên mua...

    VinFast, Xanh SM liên tục 'vẽ đường', có nên mua xe điện chạy dịch vụ lúc này?
    Chính sách ưu đãi của Xanh SM và VinFast được đánh giá là giải pháp tài chính “siêu hời” dành cho những ai muốn trở thành đối tác tài xế chạy dịch vụ trong giai đoạn này.
  • Biệt thự tứ lập Ánh Dương: Đầu tư nhỏ,...

    Biệt thự tứ lập Ánh Dương: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn với 4 giá trị vượt trội
    Chỉ với hơn 10 tỷ đồng, khách hàng có thể sở hữu biệt thự tứ lập đẳng cấp tại phân khu Ánh Dương, Vinhomes Ocean Park 3 và nhận về 4 giá trị vượt trội, từ diện tích tối ưu, công năng linh hoạt, vị trí chiến lược đến tiềm năng tăng giá cao hơn so với thị trường.
  • Ra mắt The Komorebi - Mảnh ghép hoàn thiện bức...

    Ra mắt The Komorebi - Mảnh ghép hoàn thiện bức tranh tinh hoa Nhật Bản tại Hải Phòng
    Mỗi căn biệt thự tại The Komorebi đều được “may đo” tỉ mỉ, hài hoà giữa chất Nhật với dấu ấn bản địa, tạo nên mảnh ghép hoàn chỉnh cho bức tranh 365 ngày hạnh phúc giữa “đảo thượng lưu”.
  • Lý do giới tỷ phú đổ tiền vào dinh thự hàng...

    Lý do giới tỷ phú đổ tiền vào dinh thự hàng hiệu phiên bản giới hạn
    Bất động sản (BĐS) vẫn luôn là kênh đầu tư yêu thích của các tỷ phú khắp thế giới. Đặc biệt, những BĐS có ưu thế tuyệt đối về vị trí, kiến trúc, tiện nghi và sở hữu những giá trị độc bản như dinh thự Hoàng Gia tại Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) sức hút lại càng lớn.
  • Công thức tạo nên lợi nhuận vượt trội so...

    Công thức tạo nên lợi nhuận vượt trội so với thị trường của nhà thấp tầng Vinhomes
    Sau giai đoạn duy trì ở mức thấp, mặt bằng lãi suất 2025 ra sao vẫn là một ẩn số do phụ thuộc vào nhiều yếu tố của kinh tế vĩ mô, khiến kênh tiết kiệm đang mất dần sức hút.
  • Lợi nhuận tối thiểu 16%/năm, nhà thấp tầng...

    Lợi nhuận tối thiểu 16%/năm, nhà thấp tầng Vinhomes hút mạnh dòng tiền cuối năm
    Lãi suất tiết kiệm vẫn ở mức sàn và dự kiến khó tăng thêm khiến dòng tiền quay đầu, chảy mạnh về lĩnh vực tiềm năng sinh lời tốt và bền vững là bất động sản, đặc biệt là các sản phẩm thấp tầng. Đang “hút tiền” nhiều nhất lúc này giỏ hàng của Vinhomes với lợi nhuận tối thiểu 16%/năm.
  • Trải nghiệm “sống nhiều cuộc đời”...

    Trải nghiệm “sống nhiều cuộc đời” đặc sắc tại Đô thị ở tốt nhất thế giới
    Được mệnh danh là Đô thị ở tốt nhất thế giới, OceanCity hút hồn cư dân và du khách nhờ sở hữu cảnh quan kỳ thú, tiện ích đẳng cấp, độc đáo, mang đến những cung bậc cảm xúc mới mẻ, trọn vẹn. Tại Ocean City, cư dân như được sống nhiều hơn một cuộc đời và cuộc đời nào cũng đều đáng sống.
Tin mới