Ngân hàng Nhà nước bơm tiền trở lại, lãi suất liệu có "hạ nhiệt"?

08:35 10/11/2022

Ngày 8/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bơm tiền qua thị trường mở hơn 8.746 tỷ đồng. Tính từ đầu tháng 11/2022 đến nay, NHNN đã bơm ròng 50.243 tỷ đồng.

Ngày 8/11, Ngân hàng Nhà nước bơm qua thị trường mở hơn 8.746 tỷ đồng. 8 thành viên đã trúng thầu với lãi suất 6%/năm kỳ hạn 14 ngày. Đây là ngày thứ 6 liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước bơm tiền ra thị trường tổng cộng hơn 60.243 tỷ đồng. Trong khi có 1 phiên duy nhất vào đầu tháng hút về gần 10.000 tỷ đồng. Như vậy, từ đầu tháng 11 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng 50.243 tỷ đồng.

Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất giao dịch giữa các nhà băng cũng liên tục giảm ở những kỳ hạn ngắn. Lãi suất liên ngân hàng ngày 8/11 ở kỳ hạn qua đêm giảm 0,56%, xuống còn 5,52%/năm; 1 tuần giảm 0,4%, xuống còn 6,52%/năm; 2 tuần giảm 0,12%, còn 7,15%/năm.

Tuy nhiên, ở những kỳ hạn dài trên 1 tháng, lãi suất nhích nhẹ từ 0,02 - 0,17%. Cụ thể, lãi suất 1 tháng lên 7,78%/năm, 2 tháng lên 8,02%/năm, 3 tháng lên 8,08%/năm, 6 tháng lên 8,2%/năm, 9 tháng lên 8,33%/năm và 12 tháng lên 8,55%/năm.

13-1667979817-anh-2

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bơm tiền qua thị trường mở hơn 8.746 tỷ đồng.

Về lãi suất tiền gửi VNĐ bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,5-4,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,2- 6,2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng; 5,5-6,7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng và 6,2-6,7%/năm đối với kỳ hạn trên 24 tháng. Lãi suất tiền gửi USD của TCTD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức.

Lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng đối với khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 8,1-9,5%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VNĐ đối với lĩnh vực ưu tiên khoảng 4,4%/năm, thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của NHNN (4,5%/năm).

Trong khi đó, lãi suất cho vay USD bình quân của ngân hàng đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 2,9-4,1%/năm đối với ngắn hạn; 5,0-5,4%/năm đối với trung và dài hạn.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, trong phiên giao dịch cuối tuần (4/11), cơ quan này đã tiếp tục sử dụng công cụ tín phiếu trên thị trường mở để điều tiết thanh khoản tiền VNĐ trong hệ thống ngân hàng thương mại.

Trong đó, nhà điều hành đã thực hiện mua 7.826,22 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 14 ngày từ 10/10 thành viên tham gia/trúng thầu, qua đó bơm ra thị trường lượng tiền VNĐ tương ứng. Lãi suất bơm tiền phiên này là 6%/năm.

Ở chiều ngược lại, NHNN không thực hiện bất kỳ giao dịch bán tín phiếu nào.

Trên thực tế, đây đã là phiên giao dịch thứ ba liên tiếp cơ quan quản lý tiền tệ không phát sinh giao dịch bán mà chỉ thực hiện mua tín phiếu để bơm tiền hỗ trợ thanh khoản các ngân hàng. Trong hai phiên liền trước, số tiền nhà điều hành đã bơm ra thông qua kênh giao dịch này lần lượt là gần 5.000 tỷ đồng phiên 3/11 và 15.522,23 tỷ đồng trong phiên 2/11.

Tính trong cả tuần này, NHNN đã thực hiện mua tổng cộng gần 58.200 tỷ đồng tín phiếu với cùng kỳ hạn 14 ngày, đồng thời bán ra lượng tín phiếu gần 20.000 tỷ đồng với kỳ hạn 7 ngày. Như vậy, thông qua công cụ mua - bán tín phiếu, cơ quan quản lý tiền tệ đã bơm ròng gần 38.200 tỷ đồng ra nền kinh tế tuần này, từ đó hỗ trợ thanh khoản ngắn hạn cho các ngân hàng thương mại.

Đáng chú ý, ba phiên giao dịch gần nhất cũng kết thúc xu hướng vừa bơm vừa hút tiền trong cùng một ngày mà NHNN đã duy trì trong khoảng hai tuần.

Vui lòng xem tiếp sau quảng cáo...
Tin cùng chuyên mục
Tin mới