Chuyển đổi mô hình kinh doanh tuần hoàn: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

08:05 05/09/2022

Doanh nghiệp cần chủ động xây dựng các chiến lược dài hạn với việc chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn.

Doanh nghiệp cần chủ động

Trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm (2021 - 2030), Việt Nam đã đề ra định hướng "xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường" và "khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất". Chiến lược cũng đề ra nhiệm vụ "xây dựng lộ trình, cơ chế chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn".

Mới đây, tại Hội thảo công bố Báo cáo "Mô hình kinh doanh tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và áp dụng tại Việt Nam", ông Trịnh Đức Chiều - Phó Trưởng ban, Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, từ kinh nghiệm của châu Âu, Đan Mạch và nhiều quốc gia khác, kinh doanh theo hướng tuần hoàn đang trở thành một xu hướng trên phạm vi toàn cầu và được coi là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành các mô hình kinh doanh tuần hoàn, vai trò của Nhà nước đặc biệt quan trọng, trước hết trong xây dựng khung pháp luật, chính sách nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vượt qua những thách thức, khó khăn khi chuyển đổi mô hình kinh doanh từ tuyến tính sang tuần hoàn.

Nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được trách nhiệm xã hội và xây dựng các mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mình, đóng góp vào sự phát triển bền vững chung của nền kinh tế, như các trường hợp của Công ty CP Sữa Vinamilk, Công ty Nestle Việt Nam, Công ty Coca Cola, Công ty Lagom Việt Nam, Công ty CP Hoá chất Đức Giang,...

kt-tuan-hoan

Ảnh minh họa

Đặc biệt, trong lĩnh vực tái chế, nhiều mô hình kinh doanh tuần hoàn đã được vận hành và đem lại những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, theo ông Trịnh Đức Chiều, phần lớn việc áp dụng các mô hình kinh doanh tuần hoàn tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là do tự phát.

Từ thực tiễn trên, CIEM nhận định, những khó khăn thách thức đối với phát triển các mô hình kinh doanh tuần hoàn vẫn xuất hiện ở hầu hết các khía cạnh của hoạt động kinh doanh, đó là nguồn lực, công nghệ, thị trường. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ yếu là nhận thức về kinh tế tuần hoàn và mô hình kinh doanh tuần hoàn tại Việt Nam chưa thống nhất. Mặt khác, khung pháp luật chưa đầy đủ, rõ ràng và đồng bộ; năng lực và nguồn lực của DN chưa đáp ứng yêu cầu; văn hoá kinh doanh, thói quen tiêu dùng và nội dung chính sách pháp luật vẫn chủ yếu dựa trên triết lý kinh doanh tuyến tính truyền thống.

Để phát triển kinh tế tuần hoàn nói chung và kinh doanh tuần hoàn nói riêng, theo CIEM, một số giải pháp quan trọng cần tập trung trong giai đoạn tới gồm: Tăng cường nhận thức về kinh tế tuần hoàn, kinh doanh tuần hoàn; hoàn thiện khung thể chế, pháp luật có liên quan. Đồng thời, cần đẩy mạnh thực hiện lồng ghép các giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh doanh tuần hoàn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp với ban hành chính sách cụ thể về hỗ trợ nguồn lực đối với các doanh nghiệp và xây dựng hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn, đặc biệt là bộ tiêu chí đo lường mức độ kinh doanh tuần hoàn của các doanh nghiệp, cũng như có hướng dẫn chi tiết về việc áp dụng mô hình kinh doanh tuần hoàn cho các doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực.

Về phía doanh nghiệp, để tận dụng được những cơ hội cũng như hạn chế những khó khăn, thách thức khi hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng các chiến lược dài hạn đối với việc chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn.

Cũng tại Hội thảo, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam khẳng định, Đan Mạch sẽ luôn hợp tác, hỗ trợ và cùng chia sẻ, thực hiện các nghiên cứu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần phát triển bền vững kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới.

Áp dụng mô hình Kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu

Trước đó, chia sẻ tại "Khóa đào tạo Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp" do Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức, GS. Timber Haaker - Trưởng Nhóm nghiên cứu Mô hình kinh doanh, Kinh tế tuần hoàn (Trường Đại học Khoa học ứng dụng Saxion - Hà Lan) cho rằng, nếu xem xét ở góc độ vĩ mô, các doanh nghiệp có vai trò biến mô hình kinh tế tuần hoàn thành sự thật. Ở cấp độ chính sách, cần có sự kết hợp giữa doanh nghiệp với mô hình kinh tế tuần hoàn.

"Mô hình kinh tế tuần hoàn là một phần trong phát triển bền vững. Sự bền vững là khái niệm mà Liên Hợp quốc đưa ra từ năm 1987, đó là đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không đánh đổi nhu cầu trong tương lai. Nước sạch, khí hậu đều liên quan tới kinh tế tuần hoàn. Tính cấp thiết của kinh tế tuần hoàn được nâng lên một tầm cao mới khi mà đến năm 2020, chúng ta đang sử dụng nhiều nguồn lực hơn những gì Trái Đất có thể đáp ứng", ông Timber Haaker nhấn mạnh.

Theo vị chuyên gia đến từ Trường Đại học Khoa học ứng dụng Saxion, do tình hình chính trị trên thế giới còn nhiều biến động, dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, khiến cho chuỗi cung ứng trên toàn cầu gặp khó khăn. Do vậy, việc sử dụng nguyên, nhiên liệu sẵn có hoặc tái chế để sử dụng được ưu tiên, và đây cũng chính là yếu tố thuận lợi trong việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.

chuyen-doi-mo-hinh-kinh-doanh-tuan-hoan-doanh-nghiep-viet-can-lam-gi-70347

GS. Timber Haaker.

GS. Timber Haaker lưu ý, các công ty không nên chỉ tập trung vào lợi nhuận mà còn phải xem xét khía cạnh đóng góp được gì cho xã hội, ý tưởng, tâm thế và trách nhiệm với môi trường, xã hội là rất quan trọng. Ngoài ra, cần đảm bảo tính tuân thủ pháp luật liên quan đến kinh tế tuần hoàn.

"Hiên tại, giới đầu tư cũng yêu cầu tính bền vững trong các doanh nghiệp như là một yếu tố bắt buộc. Do đó, khi phát triển một doanh nghiệp, điều đầu tiên cần phải nghĩ tới chính là yếu tố tuần hoàn.

Duy trì giá trị tốt nhất, gia tăng chất lượng sản phẩm, đồng thời tạo ra vòng đời của sản phẩm, đó là ý tưởng của kinh tế tuần hoàn. Tức là tuần hoàn giá trị của sản phẩm, và một phần trong đó là tái chế. Mục tiêu của kinh tế tuần hoàn là giảm thiểu việc bỏ đi quá nhiều sản phẩm, sử dụng ít vật liệu nguyên sinh, tăng cường tính hiệu quả của việc sử dụng, cân nhắc vòng đời của sản phẩm.

Tính tuần hoàn là vấn đề nóng, có nhiều người cổ vũ cho mô hình kinh tế tuần hoàn, mặt khác cũng có những học giả quan ngại về vấn đề thời gian, làm sao để rút khoảng cách giữa các nền kinh tế một cách nhanh nhất", GS. Timber Haaker phân tích.

Vui lòng xem tiếp sau quảng cáo...
Tin cùng chuyên mục
  • Vinfast ưu đãi lớn cho khách hàng mua xe máy trong...

    Vinfast ưu đãi lớn cho khách hàng mua xe máy trong quý II
    Nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn 30/4 - 1/5 và 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), VinFast công bố triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt “Khuyến mãi Tưng bừng - Đón mừng Đại lễ” dành cho toàn bộ khách hàng mua xe máy điện kể từ ngày 27/04 đến 30/06/2024.
  • Sở hữu bộ ba kết nối “bộ - không - thủy”...

    Sở hữu bộ ba kết nối “bộ - không - thủy” có 1-0-2, Vinhomes Royal Island tạo cơn địa chấn mới
    Vinhomes Royal Island vừa tạo ra cơn địa chấn mới trên thị trường bất động sản bằng màn ra mắt ấn tượng, hé lộ những tiện ích thượng lưu lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Sức hút đặc biệt của Thành phố đảo Hoàng Gia còn đến từ địa thế độc tôn cùng khả năng kết nối vượt trội.
  • VF 5 Plus thắng áp đảo với giải thưởng kép...

    VF 5 Plus thắng áp đảo với giải thưởng kép “Xe của năm” 2024
    Chi phí sử dụng kinh tế hơn hẳn xe xăng cùng phân khúc trong khi vượt trội từ thiết kế tới trang bị tiện nghi, công nghệ là những lý do giúp VF 5 Plus giành 2 chiến thắng áp đảo tại giải thưởng “Xe của năm”.
  • Tài sản truyền đời tại “đảo thượng...

    Tài sản truyền đời tại “đảo thượng lưu” gây sốt cho giới tinh hoa
    Bên cạnh những món đồ xa xỉ quý hiếm, giới tinh hoa cũng coi việc tìm kiếm, sở hữu những bất động sản hạng sang, độc bản là chìa khóa để khẳng định. Đó cũng là cách mà Vinhomes tạo nên sức hút cho Thành phố Đảo Hoàng Gia (Vũ Yên, Hải Phòng) khi kiến tạo tại đây những “tài sản truyền đời” độc đáo.
  • Điều ít người biết về “siêu tiện ích”...

    Điều ít người biết về “siêu tiện ích” bãi tắm nước biển riêng tại Vinhomes Royal Island
    Bộ sưu tập tiện ích thượng lưu, trong đó có bãi tắm nước biển riêng sau nhà đã biến Vinhomes Royal Island trở thành “thỏi nam châm” trên thị trường BĐS đầu năm, thu hút giới đầu tư, khách hàng trong nước và quốc tế, đặc biệt là những người đề cao giá trị sống độc bản.
  • VinFast, Xanh SM liên tục 'vẽ đường', có nên mua...

    VinFast, Xanh SM liên tục 'vẽ đường', có nên mua xe điện chạy dịch vụ lúc này?
    Chính sách ưu đãi của Xanh SM và VinFast được đánh giá là giải pháp tài chính “siêu hời” dành cho những ai muốn trở thành đối tác tài xế chạy dịch vụ trong giai đoạn này.
  • Biệt thự tứ lập Ánh Dương: Đầu tư nhỏ,...

    Biệt thự tứ lập Ánh Dương: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn với 4 giá trị vượt trội
    Chỉ với hơn 10 tỷ đồng, khách hàng có thể sở hữu biệt thự tứ lập đẳng cấp tại phân khu Ánh Dương, Vinhomes Ocean Park 3 và nhận về 4 giá trị vượt trội, từ diện tích tối ưu, công năng linh hoạt, vị trí chiến lược đến tiềm năng tăng giá cao hơn so với thị trường.
  • Ra mắt The Komorebi - Mảnh ghép hoàn thiện bức...

    Ra mắt The Komorebi - Mảnh ghép hoàn thiện bức tranh tinh hoa Nhật Bản tại Hải Phòng
    Mỗi căn biệt thự tại The Komorebi đều được “may đo” tỉ mỉ, hài hoà giữa chất Nhật với dấu ấn bản địa, tạo nên mảnh ghép hoàn chỉnh cho bức tranh 365 ngày hạnh phúc giữa “đảo thượng lưu”.
  • Lý do giới tỷ phú đổ tiền vào dinh thự hàng...

    Lý do giới tỷ phú đổ tiền vào dinh thự hàng hiệu phiên bản giới hạn
    Bất động sản (BĐS) vẫn luôn là kênh đầu tư yêu thích của các tỷ phú khắp thế giới. Đặc biệt, những BĐS có ưu thế tuyệt đối về vị trí, kiến trúc, tiện nghi và sở hữu những giá trị độc bản như dinh thự Hoàng Gia tại Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) sức hút lại càng lớn.
  • Công thức tạo nên lợi nhuận vượt trội so...

    Công thức tạo nên lợi nhuận vượt trội so với thị trường của nhà thấp tầng Vinhomes
    Sau giai đoạn duy trì ở mức thấp, mặt bằng lãi suất 2025 ra sao vẫn là một ẩn số do phụ thuộc vào nhiều yếu tố của kinh tế vĩ mô, khiến kênh tiết kiệm đang mất dần sức hút.
  • Lợi nhuận tối thiểu 16%/năm, nhà thấp tầng...

    Lợi nhuận tối thiểu 16%/năm, nhà thấp tầng Vinhomes hút mạnh dòng tiền cuối năm
    Lãi suất tiết kiệm vẫn ở mức sàn và dự kiến khó tăng thêm khiến dòng tiền quay đầu, chảy mạnh về lĩnh vực tiềm năng sinh lời tốt và bền vững là bất động sản, đặc biệt là các sản phẩm thấp tầng. Đang “hút tiền” nhiều nhất lúc này giỏ hàng của Vinhomes với lợi nhuận tối thiểu 16%/năm.
  • Trải nghiệm “sống nhiều cuộc đời”...

    Trải nghiệm “sống nhiều cuộc đời” đặc sắc tại Đô thị ở tốt nhất thế giới
    Được mệnh danh là Đô thị ở tốt nhất thế giới, OceanCity hút hồn cư dân và du khách nhờ sở hữu cảnh quan kỳ thú, tiện ích đẳng cấp, độc đáo, mang đến những cung bậc cảm xúc mới mẻ, trọn vẹn. Tại Ocean City, cư dân như được sống nhiều hơn một cuộc đời và cuộc đời nào cũng đều đáng sống.
Tin mới